Cách kiểm soát độ mặn trong nuôi tôm

Gần đây tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng cao trong các ao nuôi tôm của bạn? Làm thế nào để kiểm soát được độ mặn phù hợp để tôm đạt năng suất cao? Cùng xem ngay bài viết dưới đây để khắc phục tình trạng này nhé!

Cách kiểm soát độ mặn trong nuôi tôm

Độ mặn ngày càng tăng cao trong môi trường nuôi tôm, cản trở hoạt động sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Do vậy, bà con cần tìm hiểu các kỹ thuật ứng phó với hạn mặn hiệu quả, giúp môi trường ổn định, độ mặn giảm cho tôm phát triển. Một trong những giải pháp hàng đầu là sử dụng máy đo độ mặn nước được cung cấp bởi Siêu thị Hải Minh.

Cách kiểm soát độ mặn trong nuôi tôm

Để có môi trường lý tưởng giúp tôm phát triển nhanh, khỏe mạnh chính là dùng máy đo độ mặn chuyên dụng kiểm tra ngưỡng độ mặn ao nuôi tôm đạt từ 15-25‰. Khi độ mặn cao hơn tôm vẫn phát triển và tồn tại nhưng nếu qua cao, trên ngưỡng 30‰ thì tôm bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống.

Sự thay đổi của nhiều yếu tốt môi trường như độ kiềm, nồng độ pH sẽ tăng cao khi độ mặn tăng. Đồng thời khiến tảo bùng phát, sản sinh nhiều khí độc trong ao nuôi tôm. Khi đó, oxy hòa tan trong ao nuôi cũng tăng cao thời điểm ban ngày nhưng lại giảm mạnh vào ban đêm khiến tôm nổi đầu do ao nuôi thiếu oxy hòa tan vào đêm.

Đối với các khu vực các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng vào những thời điểm tâm điểm của hạn mặn, khi nước bốc hơi nhanh chóng khiến độ mặn tăng cao thì người nuôi tôm thường dùng nước ngọt để dẫn vào khu nuôi tôm nhằm giảm độ mặn. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là biện pháp không khuyến khích, được khuyến cáo là không nên thực hiện. Bởi với nước giếng khoan, độ kiềm luôn đạt trên ngưỡng 300mg/l. Thế nhưng hạn mực kiềm cho phép tôm phát triển tốt chỉ ở 80-160mg/l. Luôn nhớ phải dùng máy đo độ mặn của nước để kiểm tra nồng độ mặn trước khi sử dụng.

Cách kiểm soát độ mặn trong nuôi tôm

Vì vậy, độ mặn tăng cao nên độ kiềm cũng tăng tỷ lệ thuận, bổ sung nước giếng khoan lại càng khiến kiềm trong ao nuôi tôm tăng cao hơn. Hành động này vô tình khiến vỏ tôm cứng hơn, khó lột vỏ nên chậm lớn. Chưa tính đến các yếu tố như hàm lượng kim loại trong nước giếng khoan cao hơn mức cho phép, ảnh hưởng thêm đến môi trường trong ao nuôi tôm.

Đặc biệt, khi nước ngầm đang sụt giảm, người nuôi lấy nước giếng khoan dẫn vào ao tôm càng khiến mạch nước thấp hơn. Gây ra hiện tượng lún mặt đất và càng khiến nạn xâm nhập mặn tăng cao. Nhiều tỉnh đã khuyến cáo người dân cần phải sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hợp lý.
Giải pháp tốt nhất để khắc phục độ mặn là điều tiết nguồn nước duy trì mặn ổn định với việc sử dụng ao lắng phù hợp để trữ nước mưa, cung cấp cho ao trong mùa hạn mặn.

>> Nên làm gì khi độ mặn nuôi tôm xuống thấp?

Bạn cần cải tạo và gia cố ao nuôi tôm để tránh rò rỉ và đảm bảo mức nước trong ao nuôi, từ 0.5m trở lên nhằm giảm biến động các yếu tố môi trường. Nếu khu vực nuôi không có diện tích ao lắng thì có thể tận dụng vườn, mương để làm ao lắng và có thể nhiều hộ cùng liên kết là chung ao lắng. Trường hợp bất khả kháng thì dùng nước kênh, rạch.

Người nuôi phải hết sức chú ý đến những dự báo về môi trường để chọn nước ở thời điểm tốt nhất nhằm cung cấp khi hạn mặn nước rất thấp. Từ đó, đảm bảo không cho vi khuẩn xâm nhập gây mầm bệnh cho tôm. Bạn cũng nên nhớ kỹ phải diệt khuẩn khi lấy nước vào ao nuôi và đo kiểm tra yếu tố môi trường thường xuyên để kịp thời điều chỉnh hợp lý.

Để góp phần nhanh chóng khắc phục và xử lý được vấn đề độ mặn trong môi trường nuôi tôm thì bạn phải đầu tư máy đo nồng độ mặn ngay. Hãy đến với Siêu thị Hải Minh chọn cho mình thiết bị đo độ mặn phù hợp để đảm bảo kiểm soát được mức mặn trong ao tôm, cá của mình. Gọi ngay số 0902.787.139 - 0932.196.898 nhân viên Hải Minh sẽ trò chuyện, tư vấn và đặt hàng nhanh cho bạn!

-Liên-

Trở về
Thông tin khác